Sự ra đời của sợi nhân tạo là kết quả của hàng loạt nghiên cứu nhằm cải tiến chất liệu, đánh dấu bước ngoặt lớn cho ngành Công nghiệp Dệt may nói chung và tạo nên “cú hích” cho thời trang bền vững nói riêng. Ở bài viết này, CANIFA sẽ cùng bạn khám phá các loại sợi nhân tạo được ưa chuộng nhất, cùng các ưu điểm vượt trội và ứng dụng đa dạng của chúng.
Lịch sử hình thành và phát triển của sợi nhân tạo
Vải sợi nhân tạo đã trải qua một hành trình lịch sử đáng kể, từ những ngày đầu khám phá cho đến thời điểm được phát triển và ứng dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp dệt may.
Từ thế kỷ 19, các nhà khoa học đã nghiên cứu và phát triển các loại sợi nhân tạo nhằm thay thế vải sợi tự nhiên. Điển hình là sợi viscose được tạo ra vào năm 1984, mở ra cánh cửa cho sự phát triển của loại vải này.
Tuy nhiên, thế kỷ 20 mới là thời điểm đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của vải sợi nhân tạo. Hàng loạt loại sợi ra đời mở ra một cuộc cách mạng trong ngành công nghiệp dệt may và cho đến nay, chúng vẫn được ứng dụng rộng rãi, trong đó phải kể đến sợi nylon và sợi polyester.
Đến nay, không dừng ở việc tập trung tạo ra vải có độ bền cao và có tính chất tương tự với vải sợi tự nhiên, các nhà nghiên cứu còn chú trọng phát triển các loại sợi nhân tạo “thông minh” và giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường. Vải sợi nhân tạo ngày càng đáp ứng được đa dạng nhu cầu của ngành công nghiệp dệt may và được sử dụng trong đa dạng lĩnh vực: thời trang, trang trí nội thất, ô tô, y tế, thể thao và giải trí.
Với tiềm năng lớn và sự cải tiến không ngừng, vải sợi nhân tạo đóng vai trò quan trọng vào sự đổi mới và phát triển bền vững của ngành công nghiệp dệt may. Đồng thời, giúp người tiêu dùng có thêm lựa chọn tùy theo nhu cầu, sở thích và bối cảnh sử dụng.
Ưu điểm của vải sợi nhân tạo
Những thay đổi trong quá tình tổng hợp hóa học sẽ tạo ra các loại sợi nhân tạo khác nhau với các tính chất đặc trưng riêng biệt. Dưới đấy là những ưu điểm chung của loại vải này:
- Độ bền cao: Vải sợi nhân tạo thường có độ bền vượt trội, giúp thành phẩm bền đẹp dài lâu. Vì thế, loại vải này trở thành lựa chọn lý tưởng cho những sản phẩm cần chịu được lực co kéo lớn như trang phục thể thao và đồ lót.
- Khả năng chống nhăn: Vải sợi nhân tạo thường có khả năng chống nhăn tốt, giúp tiết kiệm thời gian trong việc bảo quản trang phục.
- Dễ chăm sóc và làm sạch: Vải sợi nhân tạo thường dễ chăm sóc và làm sạch. Nhiều loại vải sợi nhân tạo có khả năng kháng khuẩn và khử mùi.
- Tính đa dạng và đa chức năng: Từ vải sợi nhân tạo có thể tạo ra sản phẩm với nhiều kiểu dáng, màu sắc và hoa văn khác nhau. Chất liệu này cũng được ứng dụng một cách linh hoạt để sản xuất đa dạng sản phẩm: từ quần áo, đồ nội thất cho đến vật liệu trang trí và dụng cụ y tế.
- Khả năng cản tia UV và chống thấm nước: Một số loại vải sợi nhân tạo được xử lý để có khả năng cản tia UV và chống thấm nước. Điều này giúp bảo vệ người sử dụng khỏi tác động của ánh nắng mặt trời và môi trường ẩm ướt, đồng thời bảo vệ sản phẩm khỏi bị thấm nước và bụi bẩn.
- Giá cả phải chăng: Vải sợi nhân tạo thường có giá thành thấp hơn so với vải sợi tự nhiên như len, lụa và cotton. Điều này làm cho chất liệu này trở thành lựa chọn kinh tế và tiết kiệm chi phí cho người tiêu dùng.
Với những ưu điểm trên, vải sợi nhân tạo đóng góp quan trọng vào ngành công nghiệp dệt may, mang lại sự tiện lợi và lựa chọn đa dạng cho người tiêu dùng.
Nhược điểm của vải sợi nhân tạo
Mặc dù vải sợi nhân tạo mang đến nhiều ưu điểm, nhưng cũng có một số nhược điểm cần được xem xét:
- Thấm hút và thoáng khí: Vải sợi nhân tạo thường có khả năng thấm hút và thoáng khí kém hơn so với vải sợi tự nhiên như bông và lanh.
- Tính giữ nhiệt: Vải sợi nhân tạo có xu hướng giữ nhiệt nhiều hơn so với vải sợi tự nhiên. Điều này có thể làm cho cơ thể cảm thấy nóng và khó chịu trong môi trường nhiệt đới hoặc trong các hoạt động thể thao.
- Độ mịn và mềm: Mặc dù vải sợi nhân tạo vẫn có độ mềm mịn nhất định, nhưng không thể so sánh với cảm giác thoải mái mà vải sợi tự nhiên mang lại. Một số người có thể cảm thấy khó chịu hoặc không thích cảm giác ma sát trên da khi mặc trang phục làm từ vải sợi nhân.
- Tác động môi trường: Quá trình sản xuất vải sợi nhân tạo có thể gây ra tác động môi trường nếu không được quản lý tốt. Việc sử dụng hóa chất và năng lượng trong quá trình sản xuất có thể gây ô nhiễm và tạo ra khí thải gây hại cho môi trường.
- Khả năng chịu nhiệt: Một số loại vải sợi nhân tạo có khả năng chịu nhiệt kém, có thể dễ dàng bị nứt, chảy hoặc hỏng khi tiếp xúc với nhiệt độ cao.
Mặc dù tồn tại một số nhược điểm, nhưng theo thời gian, công nghệ nghiên cứu và phát triển chất liệu ngày càng tiến bộ, giúp giảm thiểu tối đa nhược điểm và không ngừng cải thiện chất
Hiện nay, trên thế giới và ở Việt Nam có đa dạng loại vải sợi nhân tạo. Tuy nhiên, có 4 loại sợi nhân tạo đang được ứng dụng phổ biến nhất, bao gồm: sợi Cafe, sợi Sorona, sợi Mint (sợi bạc hà), sợi vỏ hàu.
Sợi Cafe
Sợi Cafe là chất liệu nhân tạo độc đáo và đáng chú ý trong ngành công nghiệp dệt may. Thông qua quy trình tân tiến, bã cafe được phân rã thành các phân tử siêu nhỏ và hòa trộn cùng hỗn hợp polymer, tạo thành vật liệu tổng hợp, sau đó được đưa vào hệ thống kéo sợi để sản xuất ra vải. Như vậy, thông qua phương thức này, các chất thải khó phân hủy như chai nhựa và bã cafe được tái sinh vòng đời mới, góp phần giảm thiểu tối đa sự lãng phí nguyên vật liệu cũng như tác động tiêu cực đối với môi trường.
Chất liệu này dần được ứng dụng phổ biến vì hàng loạt ưu điểm ấn tượng. Nó có khả năng thấm hút mồ hôi tốt, giúp cơ thể luôn khô ráo và thoáng mát. Đồng thời, sợi Cafe có khả năng kháng khuẩn và khử mùi tự nhiên. Với tính năng này, sợi Cafe trở thành lựa chọn tối ưu để sản xuất quần áo, đặc biệt là dòng trang phục thể thao hoặc trang phục chuyên biệt sử dụng trong môi trường có độ ẩm cao.
Sợi Cafe cũng có khả năng tái chế và tái sử dụng, đóng góp vào việc bảo vệ môi trường và phát triển thời trang bền vững. Việc sử dụng sợi Cafe cũng khuyến khích ngành công nghiệp dệt may tìm kiếm những giải pháp sáng tạo để tối ưu trải nghiệm cho người dùng, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của các vật liệu tái chế, thân thiện với môi trường.
Với sự kết hợp giữa tính bền vững, độc đáo và ưu việt về đặc tính, sợi Cafe đang trở thành một lựa chọn phổ biến trong ngành công nghiệp dệt may và được ứng dụng rộng rãi trong đa dạng lĩnh vực.
Sợi Sorona
Đây là chất liệu mang tính “đột phá” trong ngành công nghiệp dệt may. Vào những năm 2000, sợi Sorona được sáng chế bởi Dupont – công ty hàng đầu về nghiên cứu và phát triển vật liệu. ‘
Sợi Sorona được làm từ polymer tổng hợp, gọi là polytrimethylene terephthalate (PTT). Chất liệu này có nguồn gốc từ các vật liệu tái chế và thực vật, chẳng hạn như tinh bột ngô. Quá trình sản xuất sợi Sorona tiết kiệm năng lượng và giảm thiểu khí thải CO2 đáng kể so với các loại sợi truyền thống.
Sợi Sorona có những đặc tính vượt trội. Đặc tính dễ nhận thấy nhất là độ mềm mại và thoáng khí, mang lại sự dễ chịu tối đa khi tiếp xúc với làn da. Chất liệu này cũng đạt độ co giãn và đàn hồi cực đại nhờ cấu trúc phân tử zigzac. Vì thế, trang phục từ sợi Sorona có khả năng co giãn tốt và ôm sát cơ thể.
Bên cạnh đó, sợi Sorona có khả năng chịu nhiệt tốt, hạn chế bám bẩn và chống nhăn. Sản phẩm từ loại sợi này có thể dễ dàng giặt và là phẳng mà không mất đi tính chất ban đầu của nó. Do đó, đây là chất liệu lý tưởng để sản xuất trang phục hàng ngày.
Một ưu điểm quan trọng của sợi Sorona là khả năng kháng khuẩn và kháng mùi tự nhiên. Điều này giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và mùi hôi khó chịu từ trang phục.
Sợi Mint
Ứng dụng công nghệ Nano Crushing và Microcapsule để khóa chặt phân tử bạc hà vào sợi vải Polyester, tạo thành sợi Mint.
Với nguồn gốc từ lá bạc hà – một chất liệu tự nhiên, sợi Mint có khả năng tái chế, giúp giảm lượng rác thải và tài nguyên tiêu thụ. Quá trình sản xuất chất liệu này cũng không gây hại cho môi trường.
Tổng hợp từ bạc và sợi tự nhiên, sợi Mint mang những ưu điểm vượt trội của cả hai thành phần này. Nó có khả năng kháng khuẩn tự nhiên, giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và mùi khó chịu. Điều này giúp duy trì cảm giác tươi mát và vệ sinh trong quần áo và các sản phẩm sử dụng sợi Mint.
Sợi Mint cũng có khả năng hút ẩm và thoáng khí, giúp cơ thể luôn khô ráo và thoải mái. Nó cũng có tính đàn hồi và độ bền cao, giúp sản phẩm bền vững và không bị biến dạng sau thời gian sử dụng.
Bên cạnh đó, sợi Mint cũng có cảm giác mềm mại và êm ái trên da, tạo sự thoải mái và dễ chịu cho người sử dụng. Với tính chất này, sợi Mint thích hợp cho việc sản xuất các sản phẩm thời trang, nội thất và đồ dùng hàng ngày.
Sợi Mint đang được đánh giá cao trong ngành công nghiệp dệt may, đóng góp vào việc phát triển bền vững và sự chú trọng đến sức khỏe của con người. Với sự kết hợp giữa tính thân thiện với môi trường và đặc tính vượt trội, sợi Mint là một lựa chọn đáng xem xét cho những ai quan tâm đến môi trường và sức khỏe cá nhân.
Sợi Hàu
Sợi hàu (Oyster shell fabric) là một loại sợi nhân tạo độc đáo được kết hợp từ chai nhựa tái chế và vỏ hàu biển. Đây là một loại sợi rất đặc biệt và được ứng dụng đa dạng trong ngành công nghiệp dệt may.
Vải được làm từ vỏ hàu và trộn với chai nhựa tái xế, được xay thành bột mịn sau đó viên thành các viên tròn nhỏ như polyester; tiếp theo các viên tròn này sẽ được nung chảy tạo sợi và dệt thành vải. Sợi hàu được phát triển như một loại vải dệt thay thế, mang tính thân thiện với môi trường.
Với chất liệu hoàn toàn từ thiên nhiên, loại vải dệt độc đáo này sở hữu nhiều đặc tính nổi bật. Đầu tiên, vải sợi hàu có độ bền cao giúp cho sản phẩm từ sợi hàu có tuổi thọ lâu dài và khó bị rách. Sợi hàu cũng có khả năng chống thấm nước, điều này giữ cho sản phẩm luôn khô ráo và không thấm ẩm. Ngoài ra, sợi hàu có khả năng hút ẩm tốt nên nó đem lại cảm giác khô thoáng, thoải mái cho người sử dụng.
Đặc biệt, sợi hàu cũng có khả năng kháng khuẩn siêu việt. Đây là sự lựa chọn hoàn hảo cho người có làn da nhạy cảm khi vải hạn chế tối đa sự xuất hiện của vi khuẩn khi sử dụng.
Với những đặc điểm nổi bật và tính năng ưu việt thân thiện với môi trường, vải sợi hàu đang trở thành một lựa chọn phổ biến trong ngành công nghiệp dệt may hiện nay. Do đó, sợi hàu không chỉ mang lại sự đa dạng và sáng tạo trong thiết kế, mà còn đóng góp vào việc bảo vệ và tôn vinh nguồn tài nguyên biển và môi trường tự nhiên.
Công nghệ sản xuất sợi nhân tạo
Công nghệ sản xuất sợi nhân tạo đã trải qua các giai đoạn phát triển vô cùng đột phá để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của ngành công nghiệp dệt may. Dưới đây CANIFA sẽ giới thiệu một số công nghệ quan trọng trong quá trình sản xuất sợi nhân tạo:
- Quá trình ép đoạn (Extrusion): Đây là công nghệ cơ bản để tạo ra sợi nhân tạo. Trong quá trình này, vật liệu nguyên liệu như polymer được đưa vào máy ép đoạn, được nung chảy và đẩy qua một lỗ nhỏ hình chữ U được gọi là spinneret. Khi chất lỏng polymer đi qua spinneret, nó sẽ làm mát và đông cứng thành sợi.
- Sợi nhiệt (Thermoplastic): Công nghệ này sử dụng polymer có khả năng trở thành chất lỏng khi được nung nóng và đông cứng khi làm mát. Sợi được tạo ra từ polymer như polyester, nylon và polypropylene thông qua quá trình ép đoạn và đông kết lại thành sợi nhân tạo.
- Sợi tổng hợp (Regenerated Fiber): Công nghệ này sử dụng chất liệu tự nhiên như cellulose (từ gỗ, bông, tre) hoặc chất tổng hợp như viscose để tạo ra sợi nhân tạo. Quá trình bao gồm xử lý hóa học để phân giải chất liệu tự nhiên thành cellulose, sau đó tái tổ hợp chúng thành sợi nhân tạo.
- Sợi hỗn hợp (Blended Fiber): Đây là công nghệ kết hợp sợi nhân tạo với sợi tự nhiên để tạo ra sợi hỗn hợp. Quá trình này thường bao gồm việc kết hợp các sợi thông qua quá trình ép đoạn hoặc cơ học để tạo ra sợi mới với đặc tính kết hợp từ cả hai loại sợi
- Sợi không dệt (Nonwoven Fiber): Công nghệ này tạo ra sợi nhân tạo mà không cần qua quá trình dệt. Thay vào đó, các sợi được liên kết lại bằng phương pháp nhiệt, hóa học hoặc cơ học để tạo thành vải không dệt. Quá trình này được thực hiện nhanh chóng giúp tiết kiệm chi phí và cho phép tạo ra các sản phẩm như khẩu trang, đồ bảo hộ và vật liệu lót.
Các công nghệ sản xuất sợi nhân tạo đang ngày càng được cải tiến để đáp ứng những yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng, đem lại sự bền vững trong ngành công nghiệp dệt may. Các công nghệ này đóng vai trò quan trọng trong việc mang đến sự đa dạng và sự phát triển trong lĩnh vực sợi nhân tạo.
Ứng dụng của sợi nhân tạo trong ngành Công nghiệp dệt may
Sợi nhân tạo đóng góp một vai trò quan trọng và được ứng dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp dệt may. Với các đặc tính vượt trội như độ bền, độ co giãn, khả năng chống nhăn và kháng nước, sợi nhân tạo là lựa chọn hàng đầu để tạo ra các sản phẩm may mặc chất lượng và đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường.
Trong ngành thời trang, sợi nhân tạo như polyester, nylon, acrylic và spandex được sử dụng để sản xuất áo quần, váy, áo khoác, quần bơi và nhiều loại trang phục khác. Các sợi này mang lại độ bền cao, giữ form dáng tốt và dễ bảo quản, mang lại cho người tiêu dùng những sản phẩm có chất lượng tốt nhất.
Ngoài ra, sợi nhân tạo cũng có ứng dụng rộng rãi trong ngành dệt may công nghiệp, bao gồm sản xuất vải công nghiệp, vải trải bàn, rèm cửa và nệm. Sợi nhân tạo như polyester và polypropylene có khả năng chống mờ màu, chống thấm nước và dễ dàng vệ sinh, điều này khiến cho loại vải này nhanh chóng được ứng dụng trong nhiều sản phẩm thời trang và trở thành chất liệu bền vững.
Không chỉ được sử dụng trong lĩnh vực thời trang và trang trí, sợi nhân tạo còn được ứng dụng phổ biến trong ngành công nghiệp đồ bảo hộ, sản xuất các sản phẩm như găng tay chống cắt, quần áo và giày bảo hộ. Nhờ độ bền và khả năng chịu nhiệt độ cao, loại sợi này đem đến sự an toàn cho người sử dụng.
Tiềm năng phát triển và xu hướng tương lai
Sự phát triển của công nghệ sản xuất sợi nhân tạo đang mở ra nhiều cơ hội và tiềm năng cho ngành dệt may.
Trong bối cảnh nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường của người tiêu dùng, sợi nhân tạo từ nguồn gốc tái tạo đang trở thành lựa chọn phổ biến. Sợi nhân tạo tái chế từ chất thải nhựa hoặc từ thực vật có khả năng giảm tác động tiêu cực lên môi trường và tạo ra các sản phẩm thân thiện với môi trường.
Đặc biệt, sợi nhân tạo thông minh đang là một xu hướng đặc biệt đem đến sự phát triển đột phá trong tương lai. Công nghệ cảm biến và mạch điện tử nhúng đang được tích hợp vào sợi nhân tạo, tạo ra những sản phẩm có khả năng theo dõi sức khỏe, đo lường dữ liệu và giao tiếp thông qua trang phục. Sợi nhân tạo thông minh có thể được sử dụng trong các lĩnh vực y tế, thể thao và theo dõi sức khỏe của người dùng.
Ngoài ra, hàng loạt công nghệ tiên tiến đang được áp dụng để tạo ra các loại sợi nhân tạo đặc biệt như sợi chống cháy, sợi chống bám bẩn và sợi chống thấm nước. Các loại sợi này có khả năng đáp ứng yêu cầu cao về hiệu suất và an toàn trong các lĩnh vực như hàng không, vũ trụ và công nghiệp.
Những xu hướng này đang tạo ra sự đổi mới vô cùng quan trọng trong ngành công nghiệp dệt may. Sợi nhân tạo đóng góp vào việc tạo ra các sản phẩm may mặc thông minh, bền vững và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Với tiềm năng phát triển và các xu hướng tương lai, sợi nhân tạo đang định hình ngành công nghiệp dệt may và mang lại những cơ hội mới cho sự phát triển sáng tạo.
CANIFA áp dụng sợi nhân tạo trong thời trang
Thời trang bền vững, thân thiện với người dùng là điều mà gần như các thương hiệu lớn đều hướng đến trong hành trình xây dựng và phát triển. CANIFA đã nhận thức rõ về tầm quan trọng của việc sử dụng sợi nhân tạo và áp dụng các công nghệ tiên tiến vào quy trình sản xuất sản phẩm may mặc, nhằm đem đến những sản phẩm với chất lượng quốc tế cho người Việt.
>>>> Mua ngay: Áo sơ mi nam – Bộ mặc nhà cho bé trai
Bằng việc ứng dụng sợi nhân tạo vào các dòng hàng thời trang, CANIFA đã tạo ra những sản phẩm với chất liệu cao cấp, thoáng mát và thân thiện với làn da. Sợi nhân tạo này có khả năng hút ẩm tốt, hạn chế mồ hôi và mang lại cảm giác thoải mái cho người mặc. Đặc biệt, các sản phẩm từ sợi nhân tạo của CANIFA được thiết kế tinh tế, thể hiện phong cách riêng biệt nhằm bắt kịp xu hướng thời trang hiện đại.
Việc áp dụng sợi nhân tạo của CANIFA vào quá trình sản xuất sản không chỉ mang lại những sản phẩm thời trang chất lượng cao, mà còn đóng góp vào việc xây dựng một ngành công nghiệp dệt may có trách nhiệm với môi trường.
Xem thêm:
- Áo polo là gì ? Tại sao áo polo lại được yêu thích đến vậy
- Vải cotton là gì ? Ưu nhược điểm của vải cotton
- Vintage là gì ? Toàn tập về phong cách thời trang Vintage
-
Từ vựng
-
Hán tự
-
Dịch