Back
Blog
Open

Mẹo bảo quản áo dài Tết luôn mềm mại và thơm tho

Mục lục

Áo dài là trang phục truyền thống không thể thiếu đối với phụ nữ Việt Nam, đặc biệt là trong dịp lễ Tết. Nhưng nếu không bảo quản đúng cách, chiếc áo dài yêu thích của bạn có thể chỉ dùng được vài lần và sớm cũ, hỏng. Vì vậy, cùng tham khảo 5 lưu ý khi sử dụng áo dài mà Canifa đã tổng hợp nhé.

Mẹo bảo quản áo dài Tết luôn mềm mại và thơm tho

 

Thời điểm giặt để áo luôn sạch và mới

Thời điểm tốt nhất chính là sau khi mặc xong. Không nên để quá lâu vì như vậy, mồ hôi sẽ để lại đốm thâm vàng trên áo, các vết bẩn càng bám dính và khó làm sạch hơn. Khi này, phải chà xát mạnh thì mới làm sạch được hoàn toàn, do đó, các sợi vải dễ bị bào mòn, xơ, xù, phai màu và giảm độ bền.

Áo dài nên giặt tay, giặt khô hay giặt máy?

Để có độ bay và độ rủ, áo dài thường được may bằng loại vải mỏng, hoặc chất liệu cao cấp như lụa. Đây là loại chất liệu cực “khó nhằn” khi giặt giũ và bảo quản. Bạn nên ưu tiên giặt bằng tay và thao tác nhẹ nhàng, không sử dụng nước nóng, không chà xát và vò mạnh tay.

Trong trường hợp không có nhiều thời gian và bắt buộc phải chọn cách giặt máy, bạn cần kiểm tra áo dài của mình được may từ chất liệu nào, có dễ bị phai màu không. Ngoài ra, bạn nên xem ký hiệu trên quần áo để biết được nên chọn chế độ giặt như thế nào.

Mẹo bảo quản áo dài Tết luôn mềm mại và thơm tho

Khi giặt máy, bạn nên cuộn áo lại, cho vào túi giặt riêng và giặt cùng các đồ có màu sắc, chất liệu mềm mỏng tương tự. Điều này để đảm bảo áo dài không bị phai hay nhiễm màu từ các trang phục khác, đồng thời giúp vải không bị nhăn, tăng độ bền. Không nên cho các quần áo nặng vào cùng, đặc biệt là những đồ có chi tiết nạm đính hay khoá kéo vì có thể cọ xát, làm xước và hỏng áo dài trong khi giặt máy. Để máy giặt ở chế độ “Giặt nhẹ” (Delicate) hoặc “Giặt tay” (Handwash), nhiệt độ thấp (khoảng 30°C). Khi giặt xong, không sử dụng chế độ vắt (Spin) mà đặt áo nằm phẳng phiu trên một chiếc khăn bông lớn để thấm hút bớt nước.

Bạn lưu ý, áo dài bằng chất liệu gấm, satin được khuyến khích giặt tay để giữ form và không phai màu. Với áo dài lụa, bạn có thể giặt khô để áo giữ được độ bóng mướt đặc trưng của chất liệu. Với áo dài nhưng, khi bị ố hoặc bám bẩn, bạn hãy ngâm vải vào nước lạnh. Sau đó dùng bàn chải có đầu lông mềm cùng một ít bột giặt chà nhẹ nhiều lần cho đến khi sạch hẳn.

Mẹo bảo quản áo dài Tết luôn mềm mại và thơm tho

 

Mẹo làm sạch, tẩy vết ố, bẩn trên áo dài

Sử dụng bột giặt, nước xả vải dịu nhẹ, an toàn cho chất liệu may áo dài. Nên ưu tiên dùng xà phòng tắm hoặc dầu gội đầu. Tuyệt đối không sử dụng các bột giặt có độ axit cao và các dung dịch tẩy rửa mạnh. Chúng có thể làm vải áo dài bị xơ, phai màu và biến dạng. Đối với những bộ áo dài có màu sắc đậm, bạn nên giặt riêng bởi chúng rất dễ bị phai màu, khó giữ được sắc độ nguyên bản.

Nếu trên áo có các vết bẩn, ổ vàng, bạn có thể sử dụng nước cốt chanh để tẩy sạch. Một mẹo nhỏ khi giặt áo dài là bạn nên thêm một nắp dung dịch giấm trắng vào nước xả cuối, vì giấm sẽ phân huỷ bụi bẩn và giữ cho màu sắc không bị phai.

Nếu vết ố là do dầu mỡ bám vào, bạn có thể dùng xăng nguyên chất tẩy sạch rồi giặt qua bằng nước lạnh. Sau khi giặt, bạn không nên vắt mạnh tay vì dễ làm vải bị nhăm nhúm, gây mất thẩm mỹ khi diện áo dài.

Mẹo bảo quản áo dài Tết luôn mềm mại và thơm tho

 

Phơi áo dài đúng cách

Phơi áo dài cần tránh những ngày trời ẩm, không nắng vì thời tiết này dễ làm áo bị ẩm, nấm mốc. Bạn nên phơi vào ngày nắng. Tuy nhiên, sai lầm phổ biến nhất của mọi người là nghĩ rằng nên phơi ở nơi thật nhiều nắng để áo dài nhanh khô. Song đây lại là nguyên nhân khiến áo dài nhanh hỏng.

Ánh nắng trực tiếp từ Mặt Trời khiến vải bị khô cứng, thậm chí xù lông và nhanh phai màu, áo mất đi độ bóng và ánh sắc tự nhiên, trở nên nhanh cũ, sờn. Chính vì vậy, nên phơi áo dài ở nơi thoáng mát, có gió và có nắng vừa phải.

Cách là áo dài nhanh phẳng, mượt mà, không nhăn

Nên là khi áo dài còn ẩm, hoặc dùng bình xịt để làm ẩm áo trước khi là. Nếu không có thể sử dụng bàn là hơi. Ngoài ra, nên lộn trái áo rồi mới là. Trong trường hợp áo dài đã khô, bạn nên cho áo dài lụa vào túi nilon, đặt vào ngăn đá tủ lạnh cho ẩm rồi mới thực hiện ủi nhẹ nhàng ở mức nhiệt độ thấp.

Bắt đầu là từ phần cổ áo, cánh tay, đến cổ tay áo rồi đến hai tà áo. Là theo thứ tự này sẽ giúp thao tác nhanh chóng, không trùng lặp và tránh được hiện tượng cháy vải. Nếu trang phục có những hoạ tiết thêu hay in, bạn nên tránh những phần vải này và là phẳng chúng sau cùng. Điều này sẽ giúp việc là áo dài được thực hiện nhanh chóng, hiệu quả hơn. Ngoài ra, với chất vải nhung, trong suốt quá trình là, bạn cần thao tác đều tay, dứt khoát và nhẹ nhàng, là theo một chiều nhất định để các vệt nhung được bóng đẹp, đều màu.

Mẹo bảo quản áo dài Tết luôn mềm mại và thơm tho

 

Cách bảo quản áo dài khi không sử dụng

Với những ai mặc áo dài thường xuyên thì việc bảo quản rất đơn giản. Bạn chỉ cần là phẳng và treo vào móc quần áo trong tủ. Còn khi không sử dụng sản phẩm trong thời gian dài, bạn nên cho áo dài vào trong túi cotton hoặc túi giấy sạch để trang phục không bị bám bụi, luôn mềm mại và giữ nguyên phom dáng. Tránh sử dụng túi nilon vì có thể gây ố vàng, xỉn màu.

Trên đây vài mẹo nhỏ nhưng hữu ích để giúp bạn giữ được áo dài qua nhiều năm vẫn lung linh như mới. Ngoài ra, một yếu tố khác quyết định độ bền của áo dài là chất liệu vải. Những sản phẩm được may từ vải cao cấp luôn lên phom đẹp hơn, tôn dáng và đẹp bền bỉ.

>>>> Mua ngay: Chân váy cho béVáy liền nữ

Tham khảo các mẫu áo dài len Tết 2025 cực độc đáo của Canifa và hơn 10.000 item mới nhất tại đây nhé. Tết sắp tới – Cả nhà sắm mới ngay nha!

Xem thêm:

 
 
Picture of canifa

canifa

Mặc mới mỗi ngày với thời trang CANIFA. Với hơn 1000+ mẫu quần áo, thời trang nam, nữ và trẻ em "lên kệ" hàng ngày. MUA NGAY !

Đăng ký nhận bản tin

Cùng Canifa Blog cập nhật những thông tin mới nhất về thời trang và phong cách sống.

Table of Contents