“Đế chế” giày Yeezy kết hợp với hãng Adidas của nghệ sĩ nhạc rap nổi tiếng Kanye West, “cơn sốt” giày Jordan kết hợp với hãng Nike của cầu thủ bóng rổ nhà nghề Micheal Jordan hay những đôi giày “thắt nơ” của PUMA đậm dấu ấn riêng của cô ca sĩ Rihanna. Tất cả những dòng giày cực HOT này đều là thiết kế của những “kẻ tay ngang” lấn sân trong lĩnh vực thời trang này.
Bạn đã có bao giờ từng ước mơ được như họ: có một hãng giày hay dòng giày riêng của chính mình? Đừng bao giờ nghĩ mọi điều là không thể cho đến khi bạn thực sự bắt tay vào thực hiện!
Hôm nay, hãy để CANIFA Blog cùng khám phá niềm đam mê thời trang của bạn với những đôi giày nhé!
Lên ý tưởng dòng giày của chính mình
Trong thiết kế thời trang nói chung thì việc có được một ý tưởng là điều vô cùng quan trọng và cấp thiết. Qua bàn tay tài hoa của nhà thiết kế thì ý tưởng sẽ thành hiện thực. Và với thiết kế giày dép cũng vậy! Bạn sẽ chẳng có được một sản phẩm nào ra hồn nếu thiếu đi những ý tưởng thiết kế “hay ho”.
Lên những ý tưởng ban đầu với quyển sổ nhỏ
Bạn cảm thấy mình không đủ giỏi để tự thiết kế một dòng giày của riêng mình?
Đừng vội lo lắng! Nếu bạn chưa bắt tay vào thử sức thì bạn sẽ không bao giờ biết được khả năng của mình đến đâu đâu.
Trước hết, hãy để những đam mê với đôi giày của bạn trở nên “cụ thể” hơn bằng cách tìm tòi nhiều ý tưởng từ những gì xung quanh bạn. Bạn có thể chọn tìm những bức ảnh trên mạng, chụp một tấm hình từ đôi giày của bạn bè hay tự vẽ lại những họa tiết, hình dáng bắt mắt mà bạn có thể đưa lên đôi giày của chính mình.
Bạn có thể cho rằng những bước đầu tiên này khá tốn thời gian hay vô ích nhưng đây chính là nền tảng tích lũy cho sức sáng tạo và kỹ năng thiết kế của bạn đấy!
Học một khóa thiết kế giày
Bước thứ 2 dành cho bạn bắt đầu khó khăn và cần bỏ nhiều công sức hơn rất nhiều đây! Hãy thử tìm một khóa học thiết kế giày ở những trường chuyên ngành thời trang, mỹ thuật hay đơn giản và thuận tiện hơn là chọn những khóa học online của các nước khác để có thể học hỏi nhiều hơn về chuyên môn cũng như ngành công nghiệp giày trong thời trang. Lúc này, bạn sẽ không chỉ được học về khía cạnh nghệ thuật, tính thời trang của ngành công nghiệp giày dép mà còn kết hợp cả yếu tố kinh doanh trong đó.
Nếu bạn không có nhiều chi phí hay điều kiện để tham gia một khóa học thiết kế giày, tại sao lại không thử tự học nhỉ? Mặc dù sẽ có rất nhiều khó khăn trong việc tìm hiểu và lên định hướng, kế hoạch nhưng không phải là không thể. Có rất nhiều bạn trẻ là một tín đồ giày sneaker, hay còn gọi là “sneaker head” đã tự mình bắt tay vào “custom” giày (biến tấu giày). Những đôi giày trắng được vẽ các họa tiết giống với mẫu của nhiều hãng nổi tiếng hay thậm chí là cả những họa tiết sáng tạo độc đáo đều được nhiều bạn trẻ ưa thích và trở thành một ngành kinh doanh khá HOT.
Cùng lên ý tưởng với bạn bè
“Hai cái đầu thì luôn hơn một” – Đúng vậy! Hãy thử nhờ những người bạn, người thân hoặc đồng nghiệp của mình để họ nhận xét, cho ý kiến về thiết kế và ý tưởng bạn có. Những người xung quanh bạn cũng như khách hàng của bạn sau này vậy. Nếu bạn có cơ hội tiếp xúc với nhiều người có cùng đam mê và kiến thức trong thiết kế giày thì đừng ngại ngần mà hãy học hỏi họ thật nhiều nhé!
Lên chiến lược kinh doanh cụ thể
Làm sao những mẫu giày dép tự thiết kế có thể sinh lời giúp bạn?
Hãy tiếp tục “giắt túi” những kiến thức khởi nghiệp sau đây để có được vốn kinh nghiệm quý báu cho mình, bạn nhé.
Chuẩn bị vốn đầu tư
Sau khi tích lũy được vốn kiến thức và kinh nghiệm đủ để bắt đầu một shop giày tự thiết kế của mình, bạn có thể bắt tay chuẩn bị vốn đầu tư để thực hiện hóa ước mơ của mình. Bạn cần tính toán sao cho số tiền bạn có trong tay có thể bù lại những chi phí nguyên vật liệu, dụng cụ thiết kế giày. Bạn có thể chọn mở shop theo hình thức online để tiết kiệm những chi phí về cửa hàng, nhân viên hay các chi phí phát sinh khác.
Thu hẹp thị trường mục tiêu
Một trong những bước vô cùng quan trọng trong việc tự lập ra một dòng giày của riêng mình đó là thu hẹp thị trường mục tiêu. Nhiệm vụ này có vai trò quyết định đối với hiệu quả kinh doanh trong tương lai. Bạn sẽ phải quyết định xem khách hàng của bạn có những đặc điểm như thế nào và liệu họ sẽ chịu chi bao nhiêu tiền cho sản phẩm giày thiết kế của bạn.
Nếu bạn để thị trường mục tiêu của bạn quá rộng, bạn sẽ gặp cạnh tranh lớn từ những hãng giày nổi tiếng hiện có và từ đó, việc kiểm soát kinh doanh của bạn sẽ khó khăn hơn rất nhiều.
Lập kế hoạch kinh doanh
Việc bạn cần làm tiếp theo chính là lập kế hoạch kinh doanh cho shop giày của mình. Bạn sẽ không thể chỉ để những ý tưởng trong đầu bởi sẽ có những rủi ro và nguy cơ mà bạn chẳng thể lường hết được. Hãy lập một bản kế hoạch bao gồm: mục tiêu, định hướng cũng như cách thức thực hiện và kế hoạch dự kiến trong thời hạn ngắn cũng như dài để chủ động theo sát và có thể xử lý khi gặp những tình huống bất ngờ.
Học hỏi từ những nhà khởi nghiệp thành công
Không gì quý hơn những kinh nghiệm mà những người đi trước để lại cho bạn. Điều này cũng có nghĩa bạn nên học hỏi những cách thức kinh doanh và thiết kế của những người đã thành công trong ngành công nghiệp giày.
Đó có thể là những kỹ năng, những kiến thức thiết kế giày cần thiết hay những kinh nghiệm và cách thức tổ chức, vận hành một cửa hàng nhỏ. Có những điều bạn sẽ chẳng bao giờ học được từ sách vở mà chỉ có thể học hỏi từ những người xung quanh trong cuộc sống.
Chọn cho mình một đội nhóm cùng đồng hành
Có một câu nói như thế này:
“Nếu bạn muốn đi nhanh, hãy đi một mình…
…Nếu muốn đi xa, hãy đi với nhiều người”.
Thật vậy! Mặc dù có thể tự mình làm A-Z, tuy nhiên, chúng ta nên thử tìm kiếm những đối tác – những người cùng chí hướng để hợp tác cùng.
Tìm người phụ trách thiết kế giày
Nếu bạn không giỏi về mảng thiết kế hoặc không đủ thời gian để đảm nhận hết công việc này, hãy thử tìm một người phụ trách thiết kế giày.
Những người có kinh nghiệm chuyên môn về mỹ thuật, thời trang sẽ giúp bạn “thực hiện hóa” ý tưởng của mình lên những đôi giày ấy. Nhờ đó, bạn có thể tiết kiệm được thời gian để có thể tổ chức công việc kinh doanh hiệu quả và dễ dàng hơn rất nhiều đấy!
Tìm người thiết kế đồ họa
Bên cạnh người thiết kế chính cho sản phẩm giày, bạn hãy tìm thêm những người có chuyên môn về thiết kế đồ họa. Họ có thể cùng hỗ trợ trong việc thiết kế các họa tiết, tạo hình cho giày trên máy tính, đồng thời đảm nhận được những công việc thiết kế logo, bao bì riêng cho sản phẩm của bạn.
Tìm người phụ trách Marketing
Công việc tự thiết kế, sản xuất giày vô cùng quan trọng nhưng sẽ chẳng ích gì nếu bạn không biết cách đưa sản phẩm của mình tiếp cận được với thị trường bên ngoài. Và đây chính là lúc bạn cần một người phụ trách Marketing hỗ trợ.
Nếu bạn có thể, hãy tìm những người có kinh nghiệm trong ngành thời trang hoặc những người có nhiều mối liên hệ giúp bạn quảng cáo sản phẩm của mình dễ dàng và với chi phí rẻ hơn.
Chọn cho mình đối tác sản xuất tin cậy
Tại Việt Nam hiện nay có khá nhiều xưởng sản xuất và gia công giày dép để bạn lựa chọn. Những đơn vị này thường nhận đơn hàng theo giá buôn (sỉ) và sản xuất đại trà với số lượng lớn. Một số xưởng còn có thể sản xuất theo các mẫu giày dép tự thiết kế của khách hàng. Nếu bạn có đủ tâm huyết và muốn sản phẩm của mình có chất lượng tốt, đủ sức để tạo lợi thế cạnh tranh. Bạn có thể cân nhắc lựa chọn các đơn vị tầm trung chuyên gia công cho các thương hiệu của nước ngoài. Ở các công ty này, sẽ có 2 lợi thế lớn để bạn đặt niềm tin vào chất lượng sản phẩm đầu ra và độ hoàn thiện so với thiết kế. Tóm lại, bạn có hai lựa chọn tùy theo ngân sách và chiến lược sản phẩm của bạn ra sao? Nếu bạn chọn phân khúc thấp, sản phẩm đại trà hãy lựa chọn những đơn vị gia công nhỏ, lẻ với chi phí hợp lý nhưng chất lượng sản phẩm không vượt trội. Nếu bạn có một chiến lược sản phẩm rõ ràng, ưu tiên chất lượng và đã đổ công sức thiết kế rất nhiều vào nó hãy lựa chọn các công ty gia công có kinh nghiệm ở các sản phẩm trung và cao như ở trên. Lưu ý, trước khi đặt hàng một đối tác sản xuất, bạn nên cân nhắc về năng lực của đơn vị đó thông qua việc tìm hiểu cơ sở vật chất, năng lực sản xuất, các đơn hàng trước đó và các chứng chỉ thể hiện công ty đó ưu tiên tối ưu năng suất chất lượng, bảo vệ môi trường…
Sử dụng các mối liên hệ
Công việc kinh doanh của bạn sẽ thuận lợi hơn rất nhiều nếu bạn có thể tìm được những mối liên hệ hỗ trợ mình. Đó có thể là những người bạn, những người quen có kinh nghiệm hay chuyên gia trong lĩnh vực bạn đang hướng đến. Đừng ngần ngại tìm và mở rộng các mối quan hệ của mình bạn nhé! Bạn sẽ không biết được rằng những lợi ích to lớn mà nó có thể mang lại đâu!
Tạo thương hiệu giày dép cho mình
Hãy đặt cho dòng giày tự thiết kế của mình một cái tên có ý nghĩa và sau đó phát triển nó thành một thương hiệu đáng giá.
Cùng theo dõi tiếp để xem bạn phải làm như thế nào nhé…
Đặt tên thương hiệu riêng
Hãy bắt đầu bằng việc đặt tên cho thương hiệu giày riêng của mình. Bạn có thể tự chọn những cái tên mà mình thích nhưng sẽ tốt hơn nếu tên thương hiệu của bạn thể hiện được mục tiêu, định hướng của hãng giày cũng như hướng đến những đối tượng khách hàng bạn muốn. Đừng đặt tên quá phức tạp hay khó nhớ bởi nó sẽ không giúp ích cho bạn khi thương hiệu này hoàn toàn mới trên thị trường.
Tạo lập trang web riêng cho thương hiệu
Để tiếp cận được khách hàng dễ dàng và hiệu quả trong thời đại số hiện nay, bạn nên lập một trang Facebook hay Website riêng cho dòng giày của mình. Sản phẩm của bạn có hấp dẫn, thu hút khách hàng và tiếp cận họ được hay không cũng phụ thuộc vào bước này. Bạn có thể học hỏi các cách thức mà nhiều cửa hàng thời trang áp dụng trên trang Facebook và trang Web để có thêm kinh nghiệm.
Tạo lập những bộ nhận diện thương hiệu
Khi đã hoàn tất gần như các khâu chuẩn bị cho việc kinh doanh, đã đến lúc bạn cần người thiết kế đồ họa để thiết kế logo, bao bì hay những hình ảnh đặc trưng riêng cho dòng giày của mình. Đây không chỉ là cách giúp người mua dễ dàng nhận biết thương hiệu của bạn mà còn khiến cho sản phẩm trở nên chuyên nghiệp hơn trong mắt họ.
Phát triên các công cụ truyền thông
Bạn không nên chỉ tập trung phát triển trang web cho hãng giày của mình mà hãy tiếp cận khách hàng qua nhiều kênh truyền thông khác nhau như Instagram, Facebook, Zalo bởi những công cụ mạng xã hội đang “lên ngôi” trong thời đại công nghệ hiện nay. Với cách thức này, khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận được các sản phẩm và liên lạc trực tiếp với bạn hơn rất nhiều.
>>>>> Mua ngay: Áo hoodie cho bé gái – Quần vải nam
Lời kết,
Với những bước mà CANIFA định hướng, các bạn có nghĩ rằng mình cũng có thể thành công với hãng giày riêng của chính mình không?
Hãy bắt tay ngay để thách thức bản thân cùng với đam mê của mình thôi nào.
Xem thêm: