Polyester được ví như một nguyên liệu thay thế khá hoàn hảo trong ngành công nghiệp dệt may với tính ứng dụng và những ưu điểm vượt trội được sử dụng linh hoạt trong các sản phẩm thời trang hiện nay!
Nào hãy mở tủ quần áo của bạn ra và đếm xem: Có bao nhiêu món đồ trong đó được làm từ vải Polyester? Một, hai, ba hay rất nhiều? Dù số lượng có là bao nhiêu thì cũng không thể phủ nhận rằng Polyester là một trong những chất liệu được sử dụng nhiều nhất trong ngành công nghiệp thời trang, làm ra rất nhiều những mẫu thiết kế đa dạng, ấn tượng. Thế nhưng đây cũng được coi là một loại vải “tai tiếng” khi chính nó cũng khiến người dùng đặt ra rất nhiều câu hỏi và “nâng lên đặt xuống khi mua”: Vải polyester là gì? Vải polyester có nóng không? Những chiếc áo làm từ polyester khác gì với những chất liệu khác? Tôi có nên sử dụng những sản phẩm làm từ vải Polyester không?
Trong bài viết này, Canifa sẽ cung cấp cho bạn thông tin về loại vải vô cùng thú vị này, hãy cùng tìm hiểu nhé! Trong bài viết sau, bạn sẽ biết được
Polyester là vải gì
Chắc hẳn chúng ta đều khá quen thuộc với thuật ngữ “vải tổng hợp” thế nhưng nhắc đến vải polyester thì không phải ai cũng biết. Vây vải polyester là gì? Những chiếc áo khoác gió, vải dù, quần áo thể thao chuyên dụng, chăn ga gối đệm hàng ngày hay thậm chí là cả đồ lót,… đều sử dụng loại nguyên liệu này một cách rộng rãi và phổ biến. Hãy cùng tìm hiểu về loại vải này nhé!
Vải polyester thường có nguồn gốc từ dầu mỏ, sau quá trình trùng hợp, kéo sợi để tạo ra và người ta gọi chúng là vải tổng hợp. Polyester là tên rút gọn của một loại polyme tổng hợp, nhân tạo, như một vật liệu cụ thể, thường được gọi là loại polyethylene terephthalate (PET). Nó được tạo ra bằng cách trộn ethylene glycol và axit terephtalicterephthalic. Nghe có vẻ thuật ngữ khoa học, nhưng về cơ bản, polyester là một loại nhựa. Dù không được như các loại sợi tự nhiên những loại vải này là một trong những loại vải dệt phổ biến nhất trên thế giới và nó được sử dụng trong hầu hết các ứng dụng tiêu dùng và công nghiệp khác nhau, điển hình là công nghiệp may mặc.
Polyester thường được pha trộn với các nguyên liệu tự nhiên khác như bông để giảm bớt chi phí sản xuất, có thể làm tăng độ bền cho các sản phẩm thời trang, và khắc phục được những mặt hạn chế của sợi tự nhiên. Khi được pha trộn với bông, polyester cải thiện độ co, độ bền và độ nhăn của loại sợi tự nhiên được sản xuất rộng rãi này. Vải polyester có khả năng chống chịu cao với các điều kiện môi trường, lý tưởng cho việc sử dụng lâu dài trong các ứng dụng ngoài trời.
Polyester được ứng dụng rất nhiều trong ngành công nghiệp thời trang, sản xuất chăn ga gối đệm, quần áo thể thao, thậm chí là cả đồ lót. Hầu hết những sản phẩm thời trang mà chúng ta sử dụng hàng ngày đều có sự góp mặt của chất liệu này, điều này cho thấy tính phổ biến của polyester là rất lớn.
VẢI POLYESTER ĐƯỢC LÀM RA NHƯ THẾ NÀO?
Cha đẻ của loại nguyên liệu phổ biến này là 2 nhà hóa học người Anh là John Rex Whinfield và James Tennant Dickson, họ đã phát minh ra Polyester lần đầu tiên vào năm 1941. Và thật tuyệt vời khi nó ngày càng trở nên phổ biến vào những năm 1970, nhờ vào cách nó được quảng cáo là “một loại sợi thần kỳ có thể mặc trong 68 ngày liên tục mà không cần ủi, đặc biệt là trông vẫn đẹp”.
Từ những năm 70, việc sử dụng loại vải này trong sản xuất luôn có một số tranh cãi bởi nhiều người cho rằng những bộ quần áo làm từ Polyester trông hơi nhựa và được biết đến như một loại vải rẻ tiền, không thoải mái. Tuy nhiên, nó đã trải qua một chặng đường dài kể và trở nên phổ biến hàng đầu trong các ứng dụng công nghiệp sản xuất.
Sợi polyester ban đầu được phát triển để tiêu dùng hàng loạt bởi Công ty DuPont , công ty cũng phát triển các loại sợi tổng hợp phổ biến khác như nylon. DuPont và các tập đoàn khác của Mỹ đã tìm thấy một thị trường tiêu thụ mới cho vật liệu tổng hợp của họ trong bối cảnh bùng nổ kinh tế thời hậu chiến và đưa loại nguyên liệu này lên top những nguyên liệu tốt hàng đầu trong ngành công nghiệp sản xuất.
Ưu và nhược điểm của vải polyester
Vải polyester là một loại vải tổng hợp được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp thời trang và sản xuất hàng ngày. Với những đặc tính riêng biệt, polyester mang lại cả những ưu điểm và nhược điểm nhất định.
Ưu điểm của vải polyester:
– Độ bền cao: Vải polyester rất bền, chịu được ma sát và mài mòn tốt.
– Chống nhăn: Quần áo làm từ polyester ít bị nhăn, giúp bạn tiết kiệm thời gian là ủi.
– Kháng nước: Polyester có khả năng chống nước tốt, thích hợp cho các sản phẩm như áo khoác ngoài, túi xách.
– Dễ bảo quản: Vải polyester dễ giặt, nhanh khô và không bị co rút sau khi giặt.
– Giá thành rẻ: So với các loại vải tự nhiên, polyester thường có giá thành rẻ hơn.
– Đa dạng màu sắc: Polyester có thể nhuộm được nhiều màu sắc khác nhau, tạo ra các sản phẩm thời trang bắt mắt.
Nhược điểm của vải polyester:
– Ít thoáng khí: Polyester không thấm hút mồ hôi tốt, dễ gây cảm giác bí bách khi mặc trong thời tiết nóng.
– Gây kích ứng da: Một số người có thể bị kích ứng da khi tiếp xúc trực tiếp với vải polyester.
– Không thân thiện với môi trường: Quá trình sản xuất polyester tiêu tốn nhiều năng lượng và gây ô nhiễm môi trường.
– Tính tĩnh điện: Vải polyester dễ bị tích điện, gây khó chịu khi mặc.
– Ít mềm mại: Polyester thường có cảm giác cứng và ít mềm mại so với các loại vải tự nhiên.
VẢI POLYESTER CÓ NÓNG KHÔNG?
Các sản phẩm làm từ polyester thường khá nóng nhất là vào mùa hè bởi độ dày của vài sẽ gây thô cứng. Để khắc phục điều này các nhà sản xuất thường pha chúng với các loại sợi thiên nhiên có độ mềm mại hơn như cotton cho ra những bộ quần áo chất lượng và thoải mái nhất. Vậy nên, Polyester vẫn đứng top trong các loại nguyên liệu được dùng phổ biến nhất thế giới.
VẬY POLYESTER CÓ TỐT KHÔNG?
Nhiều người vẫn luôn cho rằng vải polyester là không tốt vì bản thân sợi tổng hợp sau quá trình pha trộn nguyên liệu, sản xuất sẽ mất đi đặc tính tự nhiên, hơn nữa còn gây nóng, khó chịu và gây tác động có hại đến môi trường. Vậy hãy cùng Canifa tìm hiểu thực hư ưu điểm và nhược điểm của Vải Polyester nhé!
Ưu điểm của vải Polyester:
Khả năng chống nước vượt trội:
Ưu điểm nổi bật của vải Polyester không thể không nhắc đến chính là khả năng chống nước hiệu quả. Điển hình từ những chiếc áo khoác gió chống nước, có khả năng đi mưa chính là được ứng dụng sản xuất từ loại nguyên liệu này. Đặc tính chống thấm siêu cấp này là một cải tiến vượt bậc của ngành nghiên cứu sản xuất, tạo nên những sản phẩm có tính ứng dụng cực kỳ cao, chúng thường xuất hiện nhiều trong các loại quần áo thể thao, áo gió hay những đồ dùng ngoài trời như túi ngủ du lịch dã ngoại, lều cắm trại…
Chính vì không thấm nước nên các sản phẩm làm từ vải polyester cũng rất nhanh khô, giúp tiết kiệm thời gian giặt giũ, phơi đồ cho chúng ta rất nhiều.
Vải Polyester chống nhăn, chống mài mòn và chống co rút
Đặc điểm dễ nhận thấy nhất của vải Polyester có thể kể đến là khả năng chống nhăn, co rút hiệu quả. Ngay cả khi bạn đã sử dụng chúng trong một thời gian và thường xuyên giặt cũng có thể yên tâm bởi chất liệu này hoàn toàn không có khả năng bị nhăn hay biến dạng, mất đi form dáng. Đây chính là một yếu tố quan trọng để sản xuất quần áo hay các bộ chăn ga gối đệm với độ bền cao vượt trội, dù sau khi trải qua một thời gian dài sử dụng thì các sản phẩm này vẫn đảm bảo được chất lượng như ban đầu.
Vải Polyester dễ nhuộm màu
Vải Polyester đáp ứng được yêu cầu cao về tính thẩm mĩ cho các sản phẩm thời trang bởi các sợi này có khả năng nhuộm màu phong phú, đa dạng và rất dễ dàng, tạo nên thành phẩm mang màu sắc sắc nét và chuẩn tone. Không chỉ có khả năng nhuộm màu dễ dàng mà chất liệu vải Polyester còn có khả năng giữ màu rất tốt, ngay cả khi bạn thường xuyên giặt cũng không cần phải lo lắng đến tình trạng vải bị phai màu và ngấm vào quần áo khác đâu nhé!
Không hấp thụ chất bẩn và dễ vệ sinh
Với bề mặt sáng bóng không dễ hấp thụ chất bẩn nên các sản phẩm làm từ Vải sợi Polyester vô cùng dễ vệ sinh, giúp tiết kiệm thời gian và hiệu suất của người dùng, lại giữ cho sản phẩm luôn như mới. Trong cuộc sống hiện đại ngày nay thì đây là một đặc tính vô cùng quan trọng và thiết yếu với mọi gia đình, dù giặt máy hay giặt tay bạn cũng không lo bị ảnh hưởng đến độ bền của sản phẩm.
Giá thành rẻ
Quy trình chế tạo đơn giản và được sản xuất, pha trộn từ những nguyên liệu giá rẻ nên chi phí sản xuất của Polyester được giảm đến tối đa. Chính yếu tố này khiến các chúng được sử dụng phổ biến hơn cả với các sản phẩm giá phải chăng, phù hợp với nhiều phân khúc khách hàng khác nhau.
Nhược điểm của vải Polyester:
Bên cạnh những ưu điểm vượt trội kể trên, Polyester cũng tồn tại vài nhược điểm nhỏ. Vì độ hút ẩm của polyester rất thấp so với các loại vải tự nhiên như cotton nên chất liệu này thường không thấm hút mồ hôi và đôi khi gây khó chịu, bí bách sau khi vận động nhiều.
Những người có làn da rất nhạy cảm có thể nhận thấy rằng họ có phản ứng nhỏ khi mặc các loại vải tổng hợp, tuy nhiên, điều này thường không phổ biến khi đó là vải pha.
Về bản chất, nó rất dễ bắt lửa, vì vậy cần phải cẩn thận, đặc biệt nếu mặc hoặc sử dụng 100% polyester gần ngọn lửa.
ỨNG DỤNG CỦA VẢI POLYESTER
Sau khi tìm hiểu đặc điểm của Polyester, mình cùng khám phá những ứng dụng được ưu tiên hàng đầu từ loại vải này nhé!
Công nghiệp may mặc
Là nguyên liệu phổ biến hàng đầu của ngành công nghiệp thời trang, Polyester được sử dụng nhiều nhất trong các sản phẩm quần áo từ trang phục thường ngày đến đồ thể thao. Polyester khi kết hợp với cotton sẽ tạo ra một chất liệu tuyệt vời. Những sản phẩm quần áo thể thao được làm từ chất cotton kết hợp với polyester sẽ đem lại cho người mặc cảm giác thoải mái dễ chịu khi vận động. Bởi ưu điểm của cotton là có khả năng thấm hút tốt và mềm mại; kết hợp với khả năng co giãn khá tốt của polyester chắc chắn sẽ mang đến cảm giác thoải mái nhất cho người dùng.
Chăn ga gối đệm, đồ nội thất
Polyester có thể được sử dụng làm lớp cách nhiệt trong đệm, hay gối, chăn bông bằng cách sản xuất sợi rỗng. Bạn có thể nhận thấy rằng khi quần áo là 100% polyester, nó dễ bị tích tụ tĩnh điện. Ví dụ điển hình của đặc tính này là khi va chạm, cọ xát với các sản phẩm làm từ 100% polyester có thể gây ra cú sốc tĩnh điện, khiến mái tóc của bạn bị rối xù. Để loại bỏ vấn đề này, polyester thường được pha trộn với các loại sợi ổn định hơn, chẳng hạn như bông. Sau đó, đây được gọi là polycotton và nó thể hiện những lợi ích của cả hai loại vải; mạnh, bền, chống nhăn và thoáng khí hơn nhiều so với 100% polyester. Đặc tính chống nhăn được ứng dụng nhiều nhất trong đồ nội thất, giúp đồ đạc sử dụng được lâu bền hơn, giữ nguyên được bề mặt căng bóng như ban đầu.
CÁCH VỆ SINH VÀ BẢO QUẢN VẢI POLYESTER
So với những chất liệu khác, việc vệ sinh và bảo quản các sản phẩm làm từ Polyester thường rất dễ dàng và đơn giản, không quá cầu kỳ. Bạn hoàn toàn có thể thoải mái giặt tùy điều kiện, giặt máy hay giặt tay cũng không làm cho sản phẩm bị giảm tuổi thọ. Trong quá trình giặt có thể cho thêm nước xả vải được mềm mịn hơn nhé.
Vì có khả năng chống nhăn hiệu quả nên bạn không cần lo lắng đến việc là ủi quần áo sau khi giặt khô hoặc cất trữ lâu ngày! Nếu bắt buộc cần phải là ủi thì bạn chỉ cần là ở nhiệt độ thấp để giúp cho chất vải được bền màu hơn!
ÁO GIÓ 3S4C CANIFA – POLYESTER CẢI TIẾN ƯU VIỆT
4 Siêu cản – Chất liệu ưu việt, đột phá tính năng
Với kết cấu từ những sợi microfiber polyester siêu mảnh cùng công nghệ sản xuất tiên tiến, chiếc áo gió 3 giây 4 cản là một “bảo bối” trong những ngày chuyển mùa. Chỉ với một chiếc áo mỏng khoác lên người, bạn đã có thể chống chọi với bốn kiểu thời tiết khắc nghiệt, bởi chiếc áo sẽ giúp bạn: Cản nắng – Cản mưa – Cản gió – Cản bụi.
3 giây gấp – Nhỏ gọn, thông minh, tiện lợi
Một chiếc áo khoác gió thông minh chắc chắn phải nhỏ gọn, tiện lợi để bạn dễ dàng mang theo bên mình và Áo gió 3 giây 4 cản của Canifa chắc chắn là một sản phẩm như thế. 1 – 2 – 3 giây và thế là chiếc áo đã nằm gọn trong túi xách của bạn. Thật tuyệt vời phải không!
Trang phục cá tính, tiết kiệm thời gian
Một chiếc áo gió dường như sẽ có thể thay thế toàn bộ tủ đồ của bạn trong những ngày trời lạnh, chuyển mùa. Bạn dễ dàng có thể phối Áo gió 3 giây 4 cản của Canifa với bất kỳ trang phục nào, từ chân váy, quần short cho tới quần jeans, quần lửng, biker short. Áo khoác gió 3 giây 4 cản của Canifa sẽ làm trang phục của bạn trở nên cá tính và tiết kiêm thời gian lựa chọn trang phục mỗi ngày rất nhiều đó!
Kết luận
Hi vọng bài viết có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về chất liệu Polyester và sử dụng linh hoạt, tận dụng được tối đa các tính năng ưu việt của các sản phẩm làm từ chất liệu này.
Và bây giờ hãy ghé thăm các cửa hàng Canifa để cùng trải nghiệm và sở hữu sản phẩm Áo gió 3S4C phiên bản mới nhất thôi nào!
-
Từ vựng
-
Hán tự
-
Dịch