Câu chuyện sản phẩm gắn mác ‘Made in Vietnam’ đang được dư luận đặc biệt quan tâm giữa bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ – Trung diễn biến phức tạp và tình hình hàng hóa không rõ nguồn gốc khiến các nhà quản lý phải đau đầu.
Tổ Hợp Xanh Văn Giang của CanifaMột câu hỏi được không ít người tiêu dùng đặt ra: thế nào là sản phẩm Made in Vietnam? Làm sao để hàng hóa Việt thực sự mang giá trị thật trong bối cảnh kinh doanh toàn cầu hóa phức tạp như hiện nay?
Khi giá trị của nhãn mác “Made in Vietnam” bị đe dọa
Những năm gần đây, nhiều loại hàng hóa Trung Quốc gắn mác Made in Vietnam âm thầm len lỏi vào thị trường, bên cạnh đó một số công ty trong nước nhập linh kiện Trung Quốc, lắp ráp thô sơ sau đó “khoác” lên cho sản phẩm chiếc áo hàng Việt… Sự nhập nhằng trong nhãn mác hàng hóa không còn hiếm gặp.Chiếc nhãn “Made in Vietnam” là bảo chứng cho chất lượng hàng Việt, song nó chưa bao giờ đứng trước thách thức về giá trị thật như thời điểm hiện tại.
Sự thiếu minh bạch về xuất xứ và chứng chỉ chất lượng của một số thương hiệu không chỉ làm giảm sút niềm tin của người tiêu dùng trong nước mà còn có nguy cơ khiến hàng Việt mất cơ hội thâm nhập thị trường thế giới.Để đối phó với tình hình gian lận xuất xứ làm giảm sức cạnh tranh của hàng Việt, ngày 25.9 Bộ Công thương tổ chức hội thảo lấy ý kiến về dự thảo Thông tư quy định cho hàng hóa gắn mác “Made in Vietnam”. Rất nhiều ý kiến trái chiều về việc định danh thế nào là hàng “Made in Vietnam”…
Đi tìm giá trị thật trong hàng hóa “Made in Vietnam”
Thời trang Việt là một trong những ngành hàng bị EU phản ánh có nhiều gian lận về xuất xứ, và tương đối khó “cân đo đong đếm” về giá trị gia tăng (GTGT) tại Việt Nam. Ngay giữa “tâm bão” tranh luận về việc gắn mác “Made in Vietnam”, chúng tôi đặt câu hỏi với ông Đoàn Hồng Hải, Chủ tịch HĐQT HDTEX Group – tập đoàn sở hữu thương hiệu thời trang Canifa: “Dự thảo Thông tư mới quy định, để gắn mác Made in Vietnam, hàng hóa cần có hàm lượng GTGT trong nước từ 30% trở lên. Vậy một sản phẩm thời trang Canifa thực sự có bao nhiêu phần trăm là “Made in Vietnam”?”.
Ông Hải cho biết: “Chúng tôi không có công thức định lượng GTGT cho sản phẩm của mình, tuy nhiên, toàn bộ khâu thiết kế và phát triển sản phẩm được thực hiện tại Canifa, quá trình sản xuất được thực hiện tại các nhà máy của Canifa và các đối tác tại Việt Nam. Về nguyên liệu, 30% là nguyên liệu nội địa, số còn lại, cũng như các hãng thời trang toàn cầu Canifa nhập khẩu từ các vùng nguyên liệu có thế mạnh riêng trên thế giới”.Theo ông Hải, các công ty trong nước cạnh tranh dựa trên các giá trị thực – minh bạch về nguồn gốc xuất xứ hàng hóa – sẽ giúp đảm bảo giá trị bền vững cho nhãn mác “Made in Vietnam”.
Câu chuyện của Canifa – nhãn thời trang chiếm được đông đảo tình cảm của khách hàng nhờ chất lượng tốt, giá cạnh tranh và bắt kịp xu hướng – cũng chính là câu chuyện của một thương hiệu Việt nỗ lực khẳng định mình bằng câu thần chú “kinh doanh dựa trên giá trị thật”. Ra đời từ 1997, ban đầu hướng đến thị trường xuất khẩu, Canifa sớm phải giải bài toán áp các chứng chỉ quốc tế, minh bạch về nguồn gốc cho sản phẩm, do đó khi tập trung vào thị trường trong nước, công ty quyết tâm xây dựng một thương hiệu thời trang chuẩn quốc tế của người Việt. Canifa cẩn trọng chọn lựa nguyên liệu thông qua việc hợp tác với các nhà cung cấp đạt chứng chỉ chất lượng quốc tế.
Đến nay, sản phẩm công ty đạt được những chứng chỉ uy tín trong ngành dệt may và thời trang, có thể kể đến như chứng nhận Cotton USA – chứng chỉ vô cùng giá trị, được công nhận bởi Hiệp hội Bông quốc tế Mỹ dành cho các chất liệu làm từ sợi bông Mỹ (hãng bông được cả thế giới tin dùng); chứng chỉ Woolmark (Úc) cấp cho sản phẩm len lông cừu của Canifa và chất lượng của sản phẩm này được AWTA Ltd (Australian Wool Testing Authority) – Trung tâm kiểm soát chất lượng len lông cừu lớn nhất thế giới chứng nhận; chứng chỉ OEKO TEX 100 về độ an toàn của sản phẩm dệt may cho làn da…
Trong khi sở hữu bản quyền trí tuệ vẫn là chuyện khá xa lạ ở xứ ta thì Canifa là thương hiệu thời trang Việt Nam đầu tiên mua bản quyền hình ảnh của Disney và trước đó là bản quyền hình ảnh các nhân vật khác như Hello Kitty, Angry Bird…
Môi trường làm việc trong suốt, tiết kiệm năng lượng của Canifa
Ngoài ra, Canifa còn tiên phong xây dựng một phòng thí nghiệm hiện đại nhằm kiểm soát chất lượng sản phẩm. Mọi nguyên liệu trước khi đưa đi sản xuất hàng loạt sẽ được kiểm tra nghiêm ngặt về độ bền màu, độ xù lông, độ giãn của vải… dưới góc nhìn của người tiêu dùng.
Cạnh tranh trên sân nhà: Hàng Việt cũng cần đạt chuẩn quốc tế
Ghé thăm Tổ hợp Văn Giang của Canifa tại Hưng Yên, chúng tôi ngỡ ngàng khi bước vào khuôn viên xanh mát hơn 3ha. Tòa nhà làm việc bằng kính và bê tông thô mộc, cho cảm giác gần như trong suốt, nằm giữa cỏ cây và hồ nước hài hoà. Đây là tổ hợp phản ứng nhanh của công ty, được xây dựng, giám sát và cấp chứng nhận Vàng (Gold) của chứng chỉ LEED (Leadership in Energy and Environmental Design) là một tiêu chuẩn Xanh cho các công trình hiện đại, giấy chứng nhận được cấp bởi Hội đồng Xây dựng Xanh Mỹ (US.Green Building Council). Tổ hợp xây dựng trên tiêu chuẩn về tiết kiệm năng lượng, hiệu quả thóat nước, giảm phát thải tối đa, và bảo vệ môi trường.Chúng tôi ồ lên kinh ngạc khi được biết toàn bộ nước thải được lọc sạch và dùng tưới cho cây cối trong khuôn viên. “Với các công ty Mỹ, LEED là chứng chỉ bắt buộc, còn với Canifa là sự tự nguyện”, ông Hải vui vẻ cho biết.
Tổ Hợp Xanh Văn Giang được đưa vào vận hành đầu năm 2019, như một minh chứng nữa cho tâm huyết của của Canifa trong việc phát triển bền vững từ các giá trị thực. “Những năm gần đây, thời trang Việt cạnh tranh không chỉ với các hàng hóa giá rẻ không rõ nguồn gốc ở mọi ngóc ngách, mà còn phải cạnh tranh với các ông lớn ngay trên sân nhà như Zara, H&M, Mango… Để tạo được một thương hiệu của người Việt, chúng ta cần không chỉ am hiểu người Việt, mà còn phải áp dụng các chuẩn mực quốc tế cho các sản phẩm bán ở thị trường trong nước. Trong thời gian tới ngoài việc bắt kịp xu hướng thời trang thế giới, Canifa sẽ đẩy mạnh hoạt động thiết kế và phát triển sản phẩm phù hợp với người Việt hơn nữa” – ông Hải chia sẻ. Bằng việc trang bị những chứng chỉ quốc tế, Canifa đã tự bứt phá, hòa nhập vào nhóm thương hiệu thời trang chuẩn quốc tế và bắt đầu được báo chí nhắc đến với cụm từ “Thương hiệu thời trang chuẩn quốc tế của người Việt”.
“Các chứng chỉ chất lượng quốc tế trở thành tiêu chuẩn cho những công ty muốn tạo ra các thương hiệu một cách chính tắc. Điều này đã trở thành chuẩn mực của thế giới, và khi kinh doanh có sự cạnh tranh toàn cầu ngay trên sân nhà thì việc áp dụng những chuẩn mực quốc tế cho hàng hóa dịch vụ của mình là điều kiện cần”
Ông Đoàn Hồng Hải, Chủ tịch HĐQT HDTEX GroupViệc theo đuổi chứng chỉ quốc tế cho các sản phẩm là một nỗ lực hoàn thiện không ngừng của Canifa. Khi dùng bất kỳ chứng chỉ quốc tế nào thì công ty sẽ phải chịu sự giám sát nghiêm ngặt của chính đối tác. Chẳng hạn, sở hữu chứng chỉ OEKO TEX 100 do Viện kiểm nghiệm Hohenstein (Đức) và Institute für Oekologie, Technik und Innovation ÖTI (Wien/Áo) công bố và ứng dụng năm 1992, nhà cung cấp phải thỏa mãn nhiều tiêu chuẩn cực kỳ khắt khe về môi trường nhằm tạo ra sản phẩm an toàn cho làn da. Hiện tại, Canifa đạt chứng chỉ OEKO TEX 100 cấp độ 1 (vải an toàn tuyệt đối với da trẻ từ 0-36 tháng) và cấp độ 2 (sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với da ở diện rộng và lâu dài).Qua nhiều năm thấu hiểu khách hàng, áp tiêu chuẩn quốc tế và tối ưu chuỗi cung ứng tại chỗ cùng nỗ lực “làm thật, nói thật” Canifa hiện có lượng lớn khách hàng trung thành, tin tưởng vào, chất lượng quốc tế và giá Việt Nam của sản phẩm. Và với những tiêu chuẩn toàn cầu, Canifa đã vươn lên thành một thương hiệu thời trang chuẩn quốc tế cho người Việt, đứng đầu thị trường thời trang Việt Nam.
Từ câu chuyện các sản phẩm gắn mác Made in Vietnam của Canifa, chúng ta có thể nhìn rộng ra đó là câu chuyện kinh doanh dựa trên các giá trị thực. Đây chính là yếu tố quyết định sự thành công và phát triển bền vững đồng thời cũng là cơ hội để doanh nghiệp tiến ra biển lớn.