Vải Kaki là gì ?
Vải kaki hay còn được gọi với tên tiếng anh là Khaki. Đây là chất liệu vải được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi trong ngành may mặc. Vải kaki có thể được dệt từ cotton 100% hoặc sợi cotton đan chéo với sợi tổng hợp. Vải có tính chất nổi bật là bền, mát, không nhăn, co giãn tốt. Loại vải này có mình vải khá cứng và dày. Song, ngày nay các nhà sản xuất vải thường kết hợp thêm một số chất liệu tổng hợp khác với vải kaki để nhằm tăng thêm đặc tính cho vải, đồng thời để giúp khắc phục được những nhược điểm của vải cotton.
Nguồn gốc của Vải Kaki
Từ những năm giữa thế kỷ 19, vải Kaki đã xuất hiện. Loại vải này đã có mặt lần đầu tại thị trường Ấn Độ. Người đầu tiên thiết kế ra bộ trang phục trên chất liệu vải Kaki đó là ông H.B. Lummsden. Thời gian đó, đa phần những người lính Anh tại Ấn Độ thường mặc các trang phục có đặc tính dày bởi chất liệu vải len. Ông Lummsden nhận thấy, với chất liệu vải như thế thì sẽ không phù hợp với điều kiện thời tiết khắc nghiệt tại Ấn. Do đó, ông đã sáng chế ra loại vải mang tên Kaki trên bộ quân phục đầu tiên của mình. Cũng lấy nguồn gốc từ vải len, nhưng đã được ông cải tiến về độ mỏng và nhẹ hơn rất nhiều lần so với trước. Điều này tạo cảm giác thoải mái cho các quân lính di chuyển trong lúc làm nhiệm vụ.
Nhờ việc sáng tạo ra loại vải Kaki này, không chỉ lính Anh mà các quân đội khác trên thế giới cũng tiến hành may quân phục mới bằng loại vải này.
Đến Thế chiến II, vải Kaki đã bắt đầu trở nên phổ biến ở nước Mỹ. Cả binh lính lẫn người bình thường đều sử dụng loại vải này để may quần áo mặc hằng ngày.
Đến những năm sau 2000, vải Kaki ngày càng đa dạng hơn về mẫu mã và chất lượng. Không phải là vải Kaki đơn thuần mà giờ đây vải Kaki đã có nhiều dạng khác nhau tùy vào đối tượng sử dụng.
Ưu và nhược điểm của Vải Kaki
Ưu điểm
– Độ bền cao, ít bị nhăn và không bị xù lông: Vải kaki là loại vải có độ bền cao, ít bị nhăn và đặc biệt không bị xù lông nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng.
– Thoáng mát và dễ chịu: Vải kaki có khả năng thoáng khí tốt, khi sử dụng bạn có thể sẽ thấy rất mát mẻ. Bên cạnh đó, vải kaki không gây bó sát vào cơ thể nên tạo được cảm giác dễ chịu, thoải mái cho người mặc.
– Thân thiện với môi trường: Các nguyên liệu làm nên vải kaki đều có nguồn gốc từ thiên nhiên và có khả năng phân hủy nên rất an toàn cho môi trường và sức khỏe của người dùng.
– Dễ nhuộm màu: Khi sản xuất vải, người thợ thường cho thêm một số chất hóa học vào để cho quá trình nhuộm màu được dễ dàng hơn. Cũng chính vì vậy mà vải kaki thường có màu sắc đa dạng, bền màu và hợp với thị yếu của nhiều người tiêu dùng.
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm kể trên, vải kaki vẫn còn tồn tại một số nhược điểm như:
– Không phù hợp với các thiết kế cầu kỳ: Đa phần các loại vải kaki khá cứng và có độ co giãn kém nên vải không phù hợp với các thiết kế cầu kỳ, đòi hỏi nhiều chi tiết mà chỉ dùng để làm ra những trang phục đơn giản.
– Giá thành cao: Vì được làm từ sợi cotton nên vải kaki có giá thành cao. Tuy nhiên, bạn cũng đừng quá lo lắng vì hiện nay các nhà sản xuất đã kết hợp thêm một số chất liệu vải khác vào để có giá thành hợp lý và phù hợp với người tiêu dùng.
Các loại vải Kaki phổ biến hiện nay
Vải Kaki Cotton
Vải kaki cotton là vải kaki được dệt từ 100% sợi cotton, chất liệu vải kaki cotton chỉ có chứa sợi bông tự nhiên. Vải mang đặc tính vô cùng thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt, phù hợp cho cả thời tiết mùa đồng và mùa hè, đây cũng chính là lý do mà loại vải này được rất nhiều khách hàng ưa chuộng.
Tuy nhiên kaki cotton vẫn giày dặn và có độ cứng hơn so với vải cotton tici, cotton poly hay các loại vải cotton may áo thun, áo đồng phục. Kaki cotton có độ cứng vừa phải, giúp giữ form tốt nên thường được ứng dụng trong may quần áo bảo hộ lao động, đồng phục công sở, đồng phục học sinh, đồng phục nhà hàng, khách sạn, đồng phục công nhân nhà máy…
Vải Kaki Polyester
Vải Kaki Polyester: là loại vải có nguồn gốc từ sợi tổng hợp. Bởi thành phần đặc trưng trong chất liệu vải này là Ethylene, một chất thường dễ thấy trong lĩnh vực khai thác dầu mỏ. Một số đặc tính của Kaki Polyester, giúp người dùng dễ nhận biết đó là: khả năng hút ẩm cực thấp, có thể chống cháy và không co giãn khi giặt. Điều này cũng dễ hiểu vì quá trình tạo chất Ethylene trong polyester được thực hiện theo phản ứng trùng hợp, gồm nhiều hợp chất hóa học không thể tách rời.
Vải Kaki lụa
Vải kaki lụa rất mềm và mát giống như lụa tơ tằm tự nhiên. Bên cạnh đó, chất vải cũng giữ lại được ưu điểm của vải kaki gốc là: bền chắc, không phai màu. Vải kaki lụa được sử dụng chủ yếu để may đồ vest, váy cho nữ và quần áo cho nam.
Vải Kaki mềm
Vải kaki mềm hay Vải kaki co giãn là loại vải thường được pha thêm sợi spandex trong quá trình sản xuất để tăng độ co giãn trong chất vải, mang lại cảm giác thoải mái, dễ chịu cho người sử dụng. Vải kaki được ứng dụng chủ yếu để may váy, vest nữ, đầm ôm body, quần tây nữ.
Vải Kaki thô
Kaki thô còn gọi là kaki không thun, loại vải này ít nhăn, cứng cáp, độ co giãn thấp. Chính bởi đặc tính này mà loại vải này được ứng dụng rất nhiều khi may quần tây cho nam giới tạo form đứng, tăng vẻ tinh tế, lịch thiệp. Hơn nữa, độ cứng cáp cũng là ưu điểm để may trang phục bảo hộ giúp người mặc tránh được những va chạm, tổn thương không như mong muốn.
Vải Kaki dù
Vải kaki dù là loại vải có sự kết hợp giữa các sợi tơ nhân tạo và sợi polyester, cotton… có tính thoáng khí và khả năng chống nước cao.
Cách nhận biết vải Kaki
Nếu là các doanh nghiệp trong ngành thì việc nhận biết các loại vải là tương đối đơn giản. Họ có thể chỉ cần nhìn, sờ , ngửi mùi vải và sau đó sẽ cảm nhận được đây là chất liệu vải nào. Tuy nhiên, đối với những người mới kinh doanh hay chỉ là người dùng thông thường thì họ lại sử dụng phương pháp khác.
Với 2 dạng chính, người dùng có thể dễ dàng phân biệt được vải Kaki thun và Kaki không thun nhờ vào độ dày của vải. Độ dày vải nào mềm và mỏng thì đó là Kaki thun, ngược lại là Kaki không thun.
Giữa Kaki Polyester và Kaki Cotton, ta phân biệt bằng cách đốt cháy. Khi đốt cháy, mẫu vải đó cháy rất nhanh với ngọn lửa màu vàng và tàn vải hóa thành tro thì đó là vải Kaki Cotton. Khi đốt cháy, nhưng mẫu vải đó không bén lửa và có mùi thơm nhẹ nhàng thì đây là loại vải Kaki Polyester.
Ứng dụng của vải Kaki
Với những lợi thế riêng của mình, vải kaki được sử dụng rất nhiều hiện nay và được là thành phần chủ yếu để sản xuất ra các sản phẩm phục vụ cuộc sống như :
- Áo khoác
- Quần
- Váy
- Trang phục công sở
- Quần áo bảo hộ
- Tạp dề
- Balo, túi xách
Cách bảo quản vải Kaki
Giặt
Với những chất vải kaki sáng màu như màu kem, trắng, vàng cát thường ít bị phai màu nhưng lại dễ bám bẩn. Vì vậy, để giữ chúng luôn sáng mới, bạn nên giặt bằng nước lạnh để giữ màu và chất vải bền chặt hơn. Khi bị bẩn, nấm mốc có thể sử dụng giấm để giặt quần. Bạn bôi giấm vào vết bẩn, ngâm khoảng 1-2 giờ đồng hồ, sau đó giặt sạch lại với nước.
Vải kaki có tông màu đậm như tím than, đen, xanh đậm,…rất dễ bị phai màu. Khi giặt, bạn nên ngâm quần kaki trong nước muối vài giờ đồng hồ sau đó giặt lại với nước sạch để hạn chế sự phai màu. Sau khi giặt, bạn có thể cho 2 chén (khoảng 500 ml) trà đen hoặc cà phê vào nước xả cuối cùng. Chúng có tác dụng tăng cường màu sắc tổng thể cho chiếc quần. Đương nhiên bạn cần phải giặt bằng nước lạnh.
Phơi
Để kéo dài “tuổi thọ” của vải kaki, bên cạnh việc giặt giũ thì chúng ta cũng cần lưu ý đến cách phơi khô. Bạn nên phơi sản phẩm vải kaki ở nơi thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Để tránh bị phai màu. Ngoài ra, hãy đảm bảo kaki được phơi khô, ko còn ẩm trước khi cất để tránh nấm mốc.
Cất giữ
Môi trường lý tưởng để bảo quản vải kaki là những nơi thoáng mát, tối và khô vừa đủ, tuyệt đối tránh nơi ẩm ướt dễ sinh nấm mốc. Bạn có thể bỏ thêm 1 vài viên hút ẩm và băng phiến để đuổi con trùng. Nói không với túi nhựa vì chúng sẽ biến vải kaki sẽ dễ bị phai màu.
>>>> Mua ngay: Quần Khaki nữ – Quần short khaki nam
Kết luận
Nhìn chung, Kaki là loại vải phổ biến đối với đời sống hằng ngày của mỗi người bởi ưu điểm ít nhăn, dễ giặt ủi, mặc thoáng mát và không bay màu. Nhất là trong thời tiết nắng nóng của mùa hè, vải Kaki thường được giới trẻ sử dụng thông qua các trang phục quần dài nam nữ, đồ công sở và đồ bảo hộ.
Xem thêm:
- Vải tuyết mưa là gì ? Tìm hiểu ưu nhược điểm của vải tuyết mưa
- T-Shirt là gì ? Những điều cần biết về áo T-Shirt
- Áo phông 3158 là gì ? Cùng tìm hiểu về áo phông 3158
-
Từ vựng
-
Hán tự
-
Dịch