Back
Blog
Open

7 loại vải may áo chống nắng chất lượng nhất hiện nay

Mục lục

Sử dụng áo chống nắng hàng ngày nhưng bạn có biết sản phẩm ấy làm từ chất liệu vải nào, liệu đấy có phải là loại vải có khả năng chống tia cực tím tối ưu nhất chưa? Đây là điều rất nhiều người bỏ qua, dẫn tới việc mua phải sản phẩm giá thành cao nhưng không thực sự hiệu quả. Cùng Canifa tìm hiểu top 7 loại vải may áo chống nắng chất lượng nhất hiện nay và lựa chọn cho mình sản phẩm phù hợp nhất nhé.

UPF – Chỉ số đánh giá khả năng cản tia UV của vải áo chống nắng

Nếu như SPF (Sun Protection Factor) là chỉ số đánh giá cho kem chống nắng thì UPF (Ultraviolet Protection Factor) là chỉ số đánh giá mức độ bảo vệ của vải khỏi các tia UV, áp dụng với các sản phẩm may mặc như mũ, khẩu trang, áo chống nắng,… Chỉ số này được tính dựa theo tỉ lệ tia cực tím có thể xuyên thấu qua chất liệu. Chỉ số UPF càng cao thì khả năng chặn tia UVA và UVB càng lớn.

Ví dụ:

– UPF 10 cho thấy loại vải này cho phép 1/10 (khoảng 10%) lượng tia tử ngoại đi qua và chặn được 90% bức xạ UV đi qua nó.

– UPF 30 (như áo chống nắng Canifa 2022) cho thấy loại vải này cho phép 1/30 (khoảng 3.3%) lượng tia tử ngoại đi qua và chặn được 96.7% bức xạ UV đi qua nó.

Theo đó, loại vải may áo chống nắng lý tưởng cần có chỉ số UPF từ 30 trở lên, với khả năng chống tia UV vượt 95%.

Chỉ số UPF của các sản phẩm chống nắng cần có chứng nhận của các tổ chức uy tín, kèm theo kết quả báo cáo sau khi kiểm tra bằng các thiết bị của phòng thí nghiệm (quang phổ hoặc đo bức xạ quang). Một số tổ chức hàng đầu thế giới là ARPANSA (Úc) và SZU (Đức). Tại Việt Nam, việc kiểm định được thực hiện bởi Viện nghiên cứu Dệt may.

Xếp loại chỉ số UFP
Xếp loại chỉ số UFP

Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của vải áo chống nắng

Hiện nay trên thị trường có rất nhiểu loại áo chống nắng được làm từ các chất liệu khác nhau. Tuy nhiên, không phải chất liệu nào cũng có mức độ chắn nắng và cản UV tương đương nhau. Có 3 yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả chống nắng của vải.

Chất liệu chuyên dụng

Không giống như các sản phẩm thời trang khác, áo chống nắng cần được làm từ các chất liệu đặc biệt. Chất liệu quyết định rất lớn đến khả năng bảo vệ làn da khỏi sự xâm hại của ánh nắng mặt trời.

Về cơ bản, tác dụng chống nắng của các loại vải đều dựa trên hai nguyên lý là che chắn nắng (sunscreen) và phản chiếu nắng (sunblock). Tuỳ theo từng chất liệu mà hai cơ chế này hoạt động ở các mức độ khác nhau. Dẫn đến mỗi chất liệu có chỉ số UPF khác nhau, khả năng ngăn chặn tia UV xuyên qua cũng khác nhau.

Chất liệu vải chuyên dụng
Chất liệu vải chuyên dụng

– Các chất liệu có độ bóng cao sẽ phản chiếu ánh sáng tốt hơn các chất vải thô. Ví dụ như rayon phản chiếu nhiều tia UV hơn, trong khi đó vải lanh lại có xu hướng hấp thụ tia cực tím hơn là phản xạ.

– Các chất liệu mỏng nhẹ như lụa, satin có khả năng bảo vệ da kém hơn so với các chất vải dày như jeans, cotton.

– Các sợi tổng hợp và bán tổng hợp như polyester, acrylic, nylon, lycra, rayon có khả năng phản chiếu tia tử ngoại tốt hơn sợi tự nhiên. Ngoài ra, sợi tổng hợp còn có khả năng thấm hút nhanh, thoáng khí, không nhăn và không co rút khi giặt.

Ngày nay, các nhà sản xuất còn ứng dụng công nghệ tiên tiến, gia cố thêm các thành phần, hoá chất chặn tia cực tím vào các sợi chỉ và thuốc nhuộm để tăng hiệu quả chặn tia UV của vải. Các cải tiến này đều phải được chứng minh qua nhiều thử nghiệm và kiểm định khắt khe, đảm bảo cải thiện chất lượng của áo chống nắng, tối ưu giá thành và an toàn tuyệt đối cho sức khoẻ của người tiêu dùng.

Kết cấu sợi dệt

Khi đặt vải dưới kính hiển vi, chúng ta có thể nhìn rõ rất nhiều khoảng trống đan xen giữa các sợi vải. Đó những là những lỗ hổng khiến tia UV có thể xuyên qua và trực tiếp gây hại tới làn da. Vì vậy, vải dệt càng chặt, lỗ hổng càng bé thì tỉ lệ tia UV lọt qua càng ít. Các chất liệu dày nhưng lại có mật độ sợi vải thưa thì hiệu quả cản nắng và chặn UV vẫn không được tối ưu.

Kết cấu sợi vải chống nắng

Ngoài ra, cách đan sợi cũng ảnh hưởng lớn đến khả năng chống nắng của vải. Kỹ thuật dệt Twill cho ra các loại vải có thiết kế sợi đan chéo, bền chắc, hai mặt không giống nhau. Do đó, các loại vải ứng dụng kỹ thuật dệt chéo có tác dụng chống tia cực tím tốt hơn các loại vải có sợi đan vuông góc.

Kết cấu sợi vải chống nắng

Một số chất liệu có độ đàn hồi cao cũng giúp các sợi vải thắt chặt với nhau, làm giảm khoảng cách giữa các sợi vải, thu nhỏ các lỗ hổng, từ đó tối ưu khả năng ngăn chặn tia UV đi xuyên qua.

Màu sắc vải

Sai lầm của nhiều người khi chọn mua áo chống nắng là ưu tiên các sản phẩm sáng màu vì cho rằng vải sáng màu chống tia cực tím hiệu quả hơn so với vải tối màu. Thực tế, theo các chuyên gia, cùng một chất liệu vải, gam màu tối bảo vệ da tối ưu hơn vì chúng có khả năng hấp thụ tia UV tốt hơn, ngăn không cho tia UV tiếp cận với da. Tuy nhiên, màu tối lại có xu hướng hấp thụ nhiệt mạnh hơn, gây ra cảm giác nóng bức.

Do đó, nếu vẫn muốn mặc trang phục sáng màu, bạn nên chọn những gam màu tươi tắn nhưng ở tông trầm hoặc thẫm để vừa phù hợp với nhu cầu, gu thẩm mỹ của bản thân, vừa chống nắng tốt mà vẫn mang lại cảm giác mát mẻ khi mặc.

Màu sắc vải

Xem ngay: Nên chọn áo chống nắng màu gì cho ngày hè nắng nóng

Top 7 loại vải áo chống nắng tốt nhất hiện nay

 

6 loại vải áo chống nắng tốt nhất hiện nay

Vải Polyester

Theo Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc Gia Hoa Kỳ, một trong những chất liệu thuộc top đầu bảng về khả năng chống tia UV là Polyester (hay còn gọi là vải PE hoặc vải thun lạnh). Chất liệu này có chỉ số UPF từ 12-77, gấp 3-4 lần so với các loại vải làm từ sợi tự nhiên (cotton, visco, rayon, lanh, lụa,…). Chúng đặc biệt vượt trội về khả năng hấp thụ tia UVB – loại tia có năng lượng nhiều hơn tia UVA, tác động mạnh lên bề mặt da, gây rám đỏ, cháy nắng và thậm chí là ung thư da.

Ngoài ra, vải Polyester có kết cấu mỏng nhẹ và tính cách nhiệt cao, tạo cảm giác dễ chịu, thoáng mát khi mặc. Một ưu điểm vượt trội khác là khả năng chống nhăn, chống co rút, bai dão và rất bền màu. Do đó, với áo chống nắng làm từ chất liệu Polyester, bạn có thể gấp gọn cho vào túi, cốp xe, vali mà không lo mất phom áo. Bề mặt vải mịn nhẵn, khả năng thoát hơi nước nhanh giúp hạn chế bụi bẩn, nấm mốc.

Hiện nay trên thị trường, dòng Áo khoác chống nắng cho cả gia đình của Canifa với chất liệu vải Polyester được người tiêu dùng đánh giá rất cao bởi chất lượng vượt trội (cản tới 96.7% tia UV), giá cả hợp lý và mẫu mã thời trang.

Vải polyester áo chống nắng
Vải Polyester

Bên cạnh thành phần chính là Polyester, Canifa còn kết hợp thêm thành phần sợi Spandex nhằm tăng thêm độ mềm mịn mát và co giãn cho sản phẩm. Nhờ đó, bề mặt áo mượt mà, khi sờ không mang lại cảm giác nhám hay thô ráp, khó chịu cho da, không xuất hiện lông vải.

Đặc biệt, việc kết hợp hai công nghệ tiên tiến bậc nhất là Wicking (siêu hút ấm) và DryTech (nhanh khô), áo chống nắng Canifa gây ấn tượng với khả năng thấm hút mồ hôi vượt trội và hạ nhiệt cơ thể nhanh chóng, ngăn cảm giác bí bức khi di chuyển trong điều kiện thời tiết oi bức của mùa hè. BST 2022 là phiên bản nâng cấp với tính năng thoát ẩm một chiều, ngăn không cho mồ hôi thấm ngược vào cơ thể, ngăn ngừa nguy cơ cảm lạnh mùa hè và hạn chế kích ứng da do thoát nhiệt không kịp thời.

Xem thêm: Kinh nghiệm mua áo chống nắng

Vải cotton

Chỉ số UPF của vải cotton thấp, dao động từ 5-10, do đó vải cotton chỉ chặn được khoảng 5-10% tia UVA, còn đến 90-95% tia cực tím vẫn xuyên qua và gây hại cho da. Có thể thấy rằng, đây không phải là chất liệu lý tưởng để sản xuất áo chống nắng.

Tuy nhiên, ưu điểm của cotton là khả năng thấm hút mồ hôi, hạ nhiệt và làm mát cơ thể vượt trội, thành phần từ sợi tự nhiên nên thân thiện với làn da. Do đó, thay vì lựa chọn áo chống nắng làm từ cotton thì bạn có thể cân nhắc sử dụng áo ba lỗ làm từ chất liệu này để mặc lót, hoặc áo thun cotton nhằm “hạ nhiệt” cho mùa hè.

Vải lanh

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Viện Triemli (Zurich, Switzerland), cũng giống cotton, vải lanh (linen) là chất liệu truyền thống được ưa chuộng trong mùa hè, nhưng thực tế lại hạn chế trong khả năng bảo vệ cơ thể khỏi các tia tử ngoại. Chỉ số UPF của linen là 5, đa phần các tia có hại có thể dễ dàng xuyên qua chất liệu này. Vì thế áo chống nắng vải lanh thường không được ưa chuộng.

Song vì tính chất nhẹ mát, thấm hút mồ hôi và bay hơi nhanh, khả năng chống và chịu nhiệt tốt, vải linen thường được ứng dụng cho váy quây chống nắng – một item được kết hợp sử dụng với áo chống nắng dáng ngắn để tăng hiệu quả che chắn, cản nắng, bảo vệ da vùng chân khỏi nguy cơ đen sạm, không đều màu. Cùng với đó những chiếc áo chống nắng toàn thân bằng vải lanh cũng không phải là lựa chọn tồi.

Vải dù

Vải dù chống tia cực tím cực hiệu quả với chỉ số UPF lên tới 45++. Liên kết khép kín, bền chặt tạo nên kết cấu vải không có lỗ hổng. Vì thế, chất liệu này có thể cản đến gần 98% tia UV gây hại cho da, cao hơn rất nhiều so với các loại vải thông thường.

Tuy nhiên, cũng chính vì kết cấu không có lỗ hổng nên vải có khả năng thấm hút mồ hôi, thoát hơi nước và thoát nhiệt kém. Mặc áo chống nắng bằng vải dù khi di chuyển dưới trời nắng trong thời gian dài sẽ gây cảm giác nóng bức, khó chịu, thậm chí sốc nhiệt. Nếu vẫn muốn sử dụng áo chống nắng làm từ chất liệu này, bạn nên lựa chọn các sản phẩm được may thêm một lớp vải làm mát bên trong, giúp điều hoà nhiệt độ, duy trì cảm giác thoải mái khi mặc.

Vải thô

Vải thô là loại vải được dệt từ các sợi tự nhiên như sợi bông, sợi gai,… Các sợi này đều có chỉ số UPF thấp, do đó, cũng giống như áo chống nắng làm từ vải lanh hay cotton, áo chống nắng làm từ vải thô không có khả năng cản tia UV hiệu quả.

Ưu điểm lớn nhất của dòng áo này là mềm mại, mượt mà, thoáng mát và chống nhăn. Cảm giác mát mẻ khi mặc khiến người dùng lầm tưởng rằng sản phẩm chống nắng tối ưu, song thực tế, chất liệu này không được các thương hiệu hàng đầu lựa chọn để sản xuất áo chống nắng cao cấp.

Vải bò

Các nhà sản xuất thường sử dụng kỹ thuật dệt chéo Twill để làm nên vải bò (denim / jean). Vì thế, các sợi vải thắt chặt với nhau, giảm thiểu khoảng cách giữa các sợi vải, ngăn không cho ánh nắng và tia cực tím lọt qua. Cơ chế chống tia cực tím của chất liệu này là hấp thu các bức xạ trước khi chúng kịp tiếp cận với làn da. Vì vậy áo chống nắng vải bò cũng được sử dụng khá phổ biến hiện nay.

Nhưng nhược điểm dễ thấy nhất của chất liệu này là kết cấu dày, gây ra cảm giác bí bức khi mặc. Ngoài ra, độ đàn hồi kém, bề mặt thô ráp, ma sát trên da cũng là một trải nghiệm không mong muốn khi sử dụng trang phục được làm từ chất liệu này. Khi mặc áo chống nắng vải bò, người dùng dễ cảm thấy nóng bức, đổ nhiều mồ hôi và có mùi hôi khó chịu. Vì vậy mà áo chống nắng vải bò chỉ thích hợp làm áo ngắn và những chiếc áo chống nắng toàn thân bằng vải bò thường không được sản xuất và không xuất hiện trên thị trường.

Áo làm từ chất liệu này cũng không dễ để giặt và vắt bằng tay mà phải sử dụng máy giặt, đồng thời, rất lâu khô, khó để gấp gọn khi không dùng đến.

Vải thun lạnh

Vải thun lạnh thường được dệt từ 100% sợi polyester (sợi PE), co giãn 2 chiều hoặc 4 chiều. Ngoài ra, để gia tăng thêm độ mát hay thấm hút mồ hôi mà một số vải thun lạnh còn được pha thành phần sợi polyurethane và ceramic. Bề mặt vải bóng loáng, mượt mà, khi sờ sẽ không bị nhám hay xuất hiện lông vải.

Sở dĩ vải thun lạnh trở thành vải thun may áo chống nắng được ưa chuộng hàng đầu vì độ thấm hút mồ hôi cao. Khi mặc những chiếc áo chống nắng thun lạnh mang lại cảm giác mát lạnh, thoáng mát vô cùng dễ chịu như chính cái tên của chất liệu. Loại vải này cũng ít khi nhăn hay chảy xệ trong quá trình sử dụng nên độ bền khá cao.

Bề mặt vải khá mềm mại và nữ tính nên nam giới có thể cảm thấy không thoải mái khi diện áo chống nắng bằng chất liệu này. Cùng với đó một số loại vải thun lạnh có giá thành khá cao hơn các loại vải may áo chống nắng thông thường.

Lựa chọn áo chống nắng phù hợp

Tóm lại, khi mua áo chống nắng, bạn cần lưu ý các tiêu chí về chất liệu vải như sau: chỉ số UPF cao, kết cấu dệt chặt, thiết kế dáng suông vừa phải, màu sắc tươi tắn tông trầm.

Qua phân tích chi tiết về từng loại vải áo chống nắng, Canifa hi vọng bạn sẽ có cơ sở chính xác hơn để dễ dàng chọn được sản phẩm áo chống nắng chất lượng nhất và phù hợp với nhu cầu cá nhân.

Hiện nay, ngày càng có nhiều dòng áo chống nắng với công năng tối ưu hơn, thiết kế “thông minh” và rất thời trang. Một trong những sản phẩm áo chống nắng bán chạy tại thị trường sôi đông năm nay là áo chống nắng Canifa phiên bản nâng cấp 2022, với chỉ số UPF 30+, tích hợp công nghệ tản nhiệt, làm mát, nhanh khô, khử mùi tới 24h. Canifa mang đến bảng màu trẻ trung, đa dạng, phù hợp với mọi giới tính, độ tuổi.

chất liệu vải chống nắng tốt

Bên cạnh công năng vượt trội, sản phẩm còn ghi điểm bởi phom áo suông đơn giản, dễ mặc, chi tiết phối lưới bên sườn tăng độ thoáng khí, mũ rộng vành và tay áo xỏ tiện lợi. Đây là item bạn nên cân nhắc lựa chọn để bảo vệ làn da, sức khoẻ của chính mình và người thân trong mùa hè năm nay đấy.

chất liệu vải chống nắng tốt

 

Chào tháng hè, Canifa gửi tặng bạn rất nhiều ưu đãi để có thể sở hữu Áo chống nắng Phiên bản nâng cấp 2024 với mức giá ưu đãi nhất trong chất lượng tuyệt vời nhất.

Mua ngay: https://canifa.com/ao-chong-nang

Tham khảo những sản phẩm mùa hè đang khuyến mại của Canifa tại đây: https://canifa.com/sale

 

 
Picture of canifa

canifa

Mặc mới mỗi ngày với thời trang CANIFA. Với hơn 1000+ mẫu quần áo, thời trang nam, nữ và trẻ em "lên kệ" hàng ngày. MUA NGAY !

Đăng ký nhận bản tin

Cùng Canifa Blog cập nhật những thông tin mới nhất về thời trang và phong cách sống.

Table of Contents